Quantcast
Viewing latest article 8
Browse Latest Browse All 10

Toạ đàm chuyên đề: Online Communication: – Cơ hội và thách thức

Toạ đàm chuyên đề: Truyền thông số: – Cơ hội và thách thức

Thời gian: 10h50’ ngày 09.06.2012

Thành phần tham dự:

– Anh Nguyễn Huyền Minh – Giảng viên bộ môn Marketing Quốc tế.

– Anh Nguyễn Văn Phương – Buzz Digital

– Anh Hà Tuấn Anh– CEO Vinalink

– Chị Lê Thúy Hạnh –  Phó tổng giám đốc Micronet

– Anh Đỗ Huy –  Đại diện SGame

– Anh Cao Nhật – Phóng viên báo Tiền Phong, đại diện của VNMG.

– Các giảng viên khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế trường ĐH Ngoại Thương.

– Các sinh viên trường ĐH Ngoại Thương và những người quan tâm đến chủ đề truyền thông số.

 

Image may be NSFW.
Clik here to view.
Tuấn Hà - Ceo Vinalink

Tuấn Hà – Ceo Vinalink tại Hội thảo

I. Thế nào là truyền thông số? Những số liệu về truyền thông số ở nước ta – Nguyễn Văn Phương

– Chúng ta đang hàng ngày tiếp xúc với truyền thông số, và định nghĩa về truyền thông số với mỗi cá nhân là khác nhau.

– Bản chất, truyền thông số vẫn là truyền thông, nhưng thông qua những kênh như Internet và Mobile.

– Với báo cáo gần nhất của một số công ty nghiên cứu thị trường, thì tại VN có khoảng 35% dân số dùng internet (31 triệu người), trong khi năm ngoái là 30%.

– Tại HN 65% người sử dụng Internet, HCM là 57%, các thành phố lớn đều khoảng xấp xỉ đến hơn 50%. Tại nông thôn tốc độ tăng trưởng cũng rất nhanh.

– Ở Việt Nam, lượng người sử dụng Internet để đọc tin tức rất nhiều (97% số người sử dụng Internet).

– 60% người Việt Nam vẫn cởi mở với quảng cáo, trong khi ở các nước phát triển thì họ không quan tâm lắm tới quảng cáo.

– 96% người tiêu dùng VN sử dụng công cụ tìm kiếm, và hơn 80% người tiêu dùng sẽ tìm kiếm thông tin về thương hiệu trước khi lựa chọn tiêu thụ sản phẩm.

– Tiếp đến là những hoạt động giải trí online như nghe nhạc, xem phim…

– Đi sau đó là những hoạt động về Forum và mạng xã hội, cũng đều có tốc độ tăng trưởng rất cao.

– 110% dân số sử dụng Mobile, trong đó 25% sử dụng Smartphone.

– Đây là một công cụ rất tiềm năng để doanh nghiệp tiếp cận với người tiêu dùng.

 

Những xu hướng của truyền thông số – Nguyễn Huyền Minh

  • Xu hướng truyền thông số bắt nguồn từ Internet, là sự kết hợp của các phương tiện và thiết bị di động với Internet. Trong tương lai kể cả những khái niệm tương đối cơ bản với chúng ta cũng sẽ không hoàn toàn đúng nữa. Cần chú ý đâu là nhu cầu thiết yếu để tác động, cả của giới truyền thông và người tiêu dùng.
  • Xu hướng “ham hố thông tin”. Gần đây có cuộc tranh cãi thế nào là lá cải, là cải ít hay cải nhiều, nhưng không thể nào trách giới truyền thông/báo chí được, bởi rõ ràng là người đọc thích đọc nó. Vậy thì nội dung thông tin định hướng dư luận hay là do cá nhân mỗi người?
  • Nếu đặt vấn đề truyền thông số, thì bản thân truyền thông số đã mang tính nhiễu rồi, chứ không phải là đi qua các phương tiện truyền tin rồi mới nhiễu.
Truyền thông số dưới góc nhìn báo chí: Lá cải tốt hay xấu? – Cao Nhật
  • Dưới con mắt một người làm báo và học kinh tế, thì bản thân lá cải xuất hiện là vì người dùng cần nó, và thậm chí đó còn là một thị trường tốt. Còn phần nội dung báo thì đó là vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp của báo chí.
  • Những vấn đề nhạy cảm của báo chí vẫn đều chịu ảnh hưởng và sự điều khiển từ phía trên.
  • Trong điều kiện hiện nay không phải chúng ta muốn viết gì cũng được. Kể cả blog cũng vậy, đừng nghĩ là không có ai quản lý các bạn.

Cơ hội kinh doanh trong môi trường truyền thông số – Lê Thúy Hạnh

  • Có thể nói truyền thông đang đi từ Mass Media sang Individual Media, tức là đi từ truyền thông đại chúng sang thành truyền thông cá nhân, dẫn đến những sự thay đổi về những quy luật bên trong đó.
  • Nếu như trước đây phải đi qua cơ chế bị kiểm soát thì giờ đây đã mang tính tự do hơn. Điều đó cũng dẫn đến những tính chất phi quy luật.
  • Trên thực tế phần lớn người đọc không được đào tạo để lọc thông tin (cho ăn gì thì ăn cái đó), lúc đầu họ thấy khó chịu, nhưng dần dần họ thấy quen, và nếu quy trình này tiếp tục thì sẽ tạo ra vật cản rất lớn về kinh tế.
  • Cần phải nắm được xu hướng cá nhân hoá, xu hướng truyền thông mới, trong đó dần thay đổi từ tìm kiếm đa dạng trở thành tìm kiếm chuyên biệt.
  • Truyền thông vẫn mãi mãi là truyền thông, còn “số” thì là phương thức mới trong giai đoạn hiện tại. Hiện tại phương thức thì rất mạnh, nhưng nội dung chưa phát triển theo kịp được.
  • Đây là một bài toán rất lớn, đòi hỏi nghiên cứu sâu và những giải pháp cụ thể.
  • Quy luật: từ khán giả trở thành người tham gia.

Sức mạnh của đám đông – Đỗ Huy & Nguyễn Huyền Minh

  • Chúng ta có nhiều cơ hội với sức mạnh của truyền thông số.
  • Một sản phẩm tốt sẽ tạo ra một cộng đồng có sức lan toả cao.
  • Tâm lý đám đông: Trước khi có truyền thông số, khi có thời gian chúng ta sẽ phải tụ tập bạn bè, còn giờ đây với truyền thông số, khi tin tức được chia sẻ với một số lượng lớn người, sẽ tạo nên tâm lý đám đông về mặt quan điểm.
  • Theo thống kê của The Guardian, so với cách đây 10 năm, lượng thông tin chúng ta tiếp nhận trong một ngày đã tăng gấp 17000 lần. Nếu như trước đây một ngày ta chỉ đọc được 1 phần của tờ báo giấy thì giờ đây 1 tin chúng ta phải đọc ở vài đầu báo khác nhau.
  • Thông tin truyền miệng (words on mouth) trước đây đã rất nguy hiểm rồi, còn giờ thông tin truyền mạng (words on mouse) còn nguy hiểm hơn rất nhiều.
  • Tâm lý đám đông nguy hiểm ở chỗ, nhiều người không biết cái gốc của vấn đề. Chỉ đơn giản là 9 thằng chửi, chẳng lẽ mình lại khen?
  • Nên thử những phương án truyền thông trên các phương tiện free, trước khi thực hiện truyền thông trên những công cụ tốn tiền.

Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp và cá nhân – Hà Tuấn Anh

– Trước đây là One-way Communication, còn giờ là Multi-way Communication. Điều đó tạo nên rủi ro, và có 11 rủi ro lớn nhất mà doanh nghiệp có thể gặp phải.

  • Thương quyền và bản quyền (Trademark and Copyright)
  • Mạo danh thương hiệu (Brand Hijacking): Qua Phising sites, Virus/Malware, và Fake Materials.
  • Lack of control over corporate content: Nhiều vấn đề về nội bộ công ty có thể bị tuồn ra ngoài và bị tung lên mạng.
  • Complying with Social Media Outlet: Spamming, Terms Violation, Promotion.
  • Local law and Regulation: Như DMCA của nước Mỹ
  • Negative Influences of Mass Media: Cẩn thận với những thông tin tiêu cực của công ty bị đưa lên và lan truyền.
  • Uncontrolled user generated content: Những comment của đối thủ cạnh tranh, những lời phàn nàn của khách hàng, Spam comments…
  • –    Privacy issues/ data uses: Cần phải có policy rõ ràng về việc sử dụng thông tin khách hàng.
  • Spamming concern.
  • Nhân lực, nhân sự (Employer/Employee issues): Khi mà nhân viên lãng phí thời gian làm việc.
  • Thông số đo lường (Roi measurement): Các doanh nghiệp không chọn được công cụ để đo lường thông số của chiến dịch. Điều này làm cho doanh nghiệp rất khó để có thể rút kinh nghiệm để tránh việc lãng phí tiền của trong chiến dịch truyền thông.
Quyền lực số rất mạnh, nhưng nó không thuộc về riêng cá nhân ai cả! (Nguyễn Huyền Minh)
Xem slide của Mr Tuấn Hà

Viewing latest article 8
Browse Latest Browse All 10

Trending Articles